Tiếng Scythia Người_Scythia

Bài chi tiết: Tiếng Scythia

Tiếng Scythia và các phương ngữ của nó tạo thành một phần của ngữ hệ Ấn-Âu. Các tên gọi cá nhân tìm thấy trong văn chương Hy Lạp đương thời và các văn bản văn khắc gợi ý rằng ngôn ngữ của người Scythia và người Sarmatia (những người nói thứ phương ngữ của tiếng Scythia theo như Hist. 4.117 của Herodotus) thuộc về nhánh đông bắc Iran. Một học thuyết để lựa chọn khác lại gợi ý rằng ít nhất một vài bộ lạc Scythia, chẳng hạn như người Maeotae (người Sindi), nói thứ phương ngữ Ấn-Arya[17].

Tên gọi và từ nguyên

Người Scythia mà Herodotus (Hist. 4.6) biết tới tự gọi chính mình là Skolotoi. Từ trong tiếng Hy Lạp Skythēs có lẽ phản ánh cách diễn tả cũ của cùng một tên gọi, *Skuδa- (trong đó Herodotus phiên âm cho âm lạ [ð] bằng Λ; -toi tương ứng với kết thúc số nhiều trong ngôn ngữ đông bắc Iran -ta). Từ này nguyên thủy nghĩa là "người bắn cung, cung thủ, người bắn, người đi săn", và sau chót nó xuất phát từ gốc từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy *skeud- nghĩa là "bắn, ném, quăng, liệng" (so sánh với tiếng Anh shoot, tiếng Đức schütze đều có cùng các nghĩa tương tự).

Người Sogdiana gọi chính mình là Swγδ, có thể tương ứng với từ có liên quan (*Skuδa > *Suγuδa với nguyên âm chêm). Tên gọi này cũng xuất hiện trong tiếng Assyria trong dạng Aškuzai hay Iškuzai ("Scythia"). Nó có thể là nguồn cho từ trong kinh thánh Hebrew Ashkenaz (nguyên bản *אשכוז ’škuz viết sai chính tả thành אשכנז ’šknz), muộn hơn là tên gọi tiếng Do Thái của các khu vực nói tiếng Đức ở Trung Âu và vì thế là ký hiệu tự gọi của người Do Thái Trung Âu, những người sống ở giữa những Ashkenazim ("người Đức") vào thời gian đó được gọi là Teutons hay Wendels.

Tiếng Ba Tư cổ sử dụng tên gọi khác để chỉ người Scythia, là Saka, có lẽ có nguồn gốc từ gốc từ tiếng Iran sak- "đi, đi lang thang", nghĩa là "kẻ đi lang thang, du mục". Người Trung Quốc biết tới người Saka (người Scythia châu Á) như là 塞, (Hán ngữ cổ *sək, phiên âm Hán-Việt: tắc). Tỉnh ngày nay của Iran Sistan có tên gọi từ Sakestan (nơi ở của người Saka) cổ đại[18][19][20]